Khoa học Công nghệ Trường_Đại_học_Khoa_học_Tự_nhiên,_Đại_học_Quốc_gia_Hà_Nội

  • Công bố khoa học

Kế thừa truyền thống từ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường ĐHKHTN luôn là một trong những trung tâm nghiên cứu hàng đầu Việt Nam về các ngành khoa học tự nhiên. Trường là một trong số những đơn vị dẫn đầu cả nước về công bố khoa học, đặc biệt là công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín thuộc các danh mục ISI và SCOPUS. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016, các nhà khoa học của Trường đã công bố khoảng 4500 bài báo và báo cáo khoa học, trong đó có hơn 1300 bài báo trên các tạp chí thuộc danh mục ISI/SCOPUS. Năm 2016, số lượng công bố ISI/SCOPUS của các cán bộ của Trường đã vượt mức 300 bài/năm, đạt tỷ lệ trung bình 0,55 bài/cán bộ khoa học. Một số công trình khoa học với sự tham gia của các nhà khoa học của Trường đã được đăng trên tạp chí Nature (là một trong những tạp chí khoa học hàng đầu thế giới). Trong đó công trình “Groundwater arsenic concentrations in Vietnam controlled by sediment age” đăng trên tạp chí Nature Geoscience năm 2012 được bình chọn là một trong số 10 sự kiện KH&CN nổi bật của Việt Nam năm 2013.

  • Giải thưởng về khoa học công nghệ

Trường ĐHKHTN có nhiều tập thể và cá nhân được nhận giải thưởng danh giá về Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Từ năm 2014 đến năm 2016, các nhà khoa học của Trường đã được nhận:

- Giải thưởng Nhà nước về KH&CN 2016 cho cụm công trình “Nghiên cứu cơ bản và định hướng ứng dụng các vật liệu từ liên kim loại đất hiếm - kim loại chuyển tiếp” của nhóm nghiên cứu do GS.TSKH. Thân Đức Hiền đứng đầu.

- 02 Giải thưởng Tạ Quang Bửu – giải thưởng danh giá nhất cho công trình nghiên cứu cơ bản của Việt Nam được trao tặng cho GS.TSKH. Nguyễn Hữu Việt Hưng với công trình “The homomorphisms between the Dickson-Mùi algebras as modules over the Steenrod algebra” năm 2014 và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh với công trình “Release of potassium accompanying the dissolution of rice straw phytolith” năm 2016.

- Giải thưởng L'Oréal - For Women in Science, National Award năm 2015 cho TS. Phạm Thị Kim Trang với cụm công trình “Ô nhiễm thạch tín trong nước ngầm tại Đồng bằng sông Hồng”.

- Giải thưởng Khoa học và công nghệ ĐHQGHN giai đoạn 2011-2015 cho nhóm nghiên cứu của GS.TS. Phạm Hùng Việt với cụm công trình “Phát triển và ứng dụng các hệ thiết bị điện di mao quản trong phân tích, quan trắc môi trường nước tại Việt Nam”.

Cac nhóm nghiên cứu mạnh

Các hướng nghiên cứu trọng tâm của Trường được triển khai bởi các nhóm nghiên cứu mạnh. Đến tháng 12/2017, Trường có 10 nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHQGHN:

STTTên nhóm nghiên cứuTrưởng nhóm
1.Phương pháp lý thuyết trường lượng tửGS.TS. Nguyễn Quang Báu
2.Công nghệ Hóa học và Năng lượng sạchGS.TSKH. Lưu Văn Bôi
3.Khoa học Vật liệu Tính toánGS.TS. Bạch Thành Công
4.Hóa học phức chất và Hóa sinh vô cơPGS.TS. Nguyễn Hùng Huy
5.Tôpô Đại sốGS.TSKH. Nguyễn Hữu Việt Hưng
6.Công nghệ Enzyme và ProteinGS.TS. Phan Tuấn Nghĩa
7.Vật liệu tiên tiến trong Bảo vệ môi trường và Phát triển xanhPGS.TS. Nguyễn Văn Nội
8.Mô hình hóa Khí hậu khu vực và

Biến đổi khí hậu

GS.TS. Phan Văn Tân
9.Khoa học Phân tích và ứng dụng trong môi trường, thực phẩm và y sinhGS.TS. Phạm Hùng Việt
10. Sóng trong môi trường đàn hồiGS.TS. Phạm Chí Vĩnh
  • Các phòng thí nghiệm trọng điểm
STTTên Phòng thí nghiệmGiám đốc Phòng thí nghiệm
Phòng thí nghiệm trọng điểm cấp Quốc gia
1.Phòng thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Enzym và ProteinGS.TS. Phan Tuấn Nghĩa
Phòng thí nghiệm trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội
2.Phòng thí nghiệm Trọng điểm Khoa học Tính toán Đa tỉ lệ cho các hệ phức hợpPGS.TS. Nguyễn Thế Toàn

GS.TS. Paolo Carloni (CHLB Đức)

3.Phòng thí nghiệm Trọng điểm Phát triển Năng lượng Sinh họcGS.TSKH. Lưu Văn Bôi

GS.TS. Yasuaki Maeda (Nhật Bản)

4.Phòng thí nghiệm Trọng điểm Vật liệu Tiên tiến ứng dụng trong Phát triển xanhGS.TS. Nguyễn Văn Nội
5.Phòng thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Phân tích phục vụ Kiểm định Môi trường và An toàn Thực phẩmGS.TS. Phạm Hùng Việt
6.Phòng thí nghiệm Trọng điểm Địa môi trường và Ứng phó Biến đổi Khí hậuGS.TS. Mai Trọng Nhuận
  • Định hướng phát triển KH&CN đến năm 2020

Chiến lược phát triển của Trường đến năm 2020 xác định 03 nhiệm vụ trọng tâm về KH&CN:

- Đẩy mạnh chất lượng nghiên cứu cơ bản, gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo, phát triển các hướng nghiên cứu chuyên sâu, hình thành các trường phái khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và đóng góp vào sự phát triển khoa học và công nghệ của đất nước, xứng đáng với vị thế đại học hàng đầu của Việt Nam về khoa học cơ bản.

- Phát triển một số lĩnh vực khoa học liên ngành: khoa học tính toán, khoa học vật liệu, năng lượng tái tạo, khoa học sự sống - công nghệ sinh học, khoa học - công nghệ môi trường, khoa học phân tích ứng dụng, khoa học về biến đổi khí hậu, khoa học - công nghệ biển. Tập trung giải quyết một số vấn đề về tăng trưởng xanh, phòng tránh và giảm thiểu tác động rủi ro do biến đổi khí hậu, cảnh báo và chủ động ứng phó với thiên tai và phát triển kinh tế biển.

- Tăng cường năng lực nghiên cứu ứng dụng, nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Liên quan

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường Đại học Ngoại thương Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trường Chinh Trường Đại học Duy Tân Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trường_Đại_học_Khoa_học_Tự_nhiên,_Đại_học_Quốc_gia_Hà_Nội http://www.hus.edu.vn/?portal=home&obj=intro_about... http://vnu.edu.vn/ttsk/?C2095/N12247/Quy-dinh-da%C... http://www.hus.vnu.edu.vn http://www.hus.vnu.edu.vn/vi/main/hoptacquocte/chu... http://www.hus.vnu.edu.vn/vi/main/hoptacquocte/doi... http://www.hus.vnu.edu.vn/vi/main/lichsuphattrien http://www.hus.vnu.edu.vn/vi/news/main/5/100/59152 https://vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N21452/Truong-dH-Kh...